CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TRỌNG ĐIỂM CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN (2017 - 2030)

CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TRỌNG ĐIỂM CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN (2017 - 2030)

  • Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Tổng mức đầu tư: 211.561.000.000 đồng
Công trình được xây dựng hướng tới lể kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công trình Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được khởi công xây dựng từ tháng 10/2012, khánh thành và đi vào hoạt động năm 2014, dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng là công trình có kiến trúc hiện đại, hình dáng bên ngoài được thiết kế theo hình chiếc mũ nan phủ lưới ngụy trang của chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Khu vực trưng bày được bố trí ở tầng một của Bảo tàng, diện tích rộng 1.250 m2, với gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh, bản đồ; được đánh giá là nơi trưng bày hiện đại, tiên tiến.
Điểm nhấn của Bảo tàng là bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, bức tranh lớn nhất Đông Nam Á và là một trong ba bức tranh lớn nhất thế giới. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan, có chiều cao 20,5 m, chiều dài 132 m, đường kính 42 m. Trên bức tranh có 4.500 nhân vật cùng phong cảnh núi rừng, phần mái vòm liền kề thể hiện mây trời, phần dưới bức tranh được đặt các mẫu vật nối tiếp.
Tổng diện tích sàn: 7.141m2; Diện tích xây dựng: 5.000m2 (mật độ xây dựng 22,49%); Phân khu chức năng cơ bản: Không gian đón tiếp, học tập, tương tác và dịch vụ, vui chơi giải trí (2.141m2)
Không gian trưng bày cố định và không gian panorama (4.334m2); Khối hành chính và nghiệp vụ bảo tàng (666m2)
Phần trưng bày ngoài trời có diện tích là 6.544m2)
Bảo tàng trưng bày hơn 1000 hiện vật và chia thành 5 phần chính: phần 1 sơ lược về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; phần 2 chiến dịch Điện Biên Phủ; phần 3 sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với chiến dịch Điện Biên Phủ; phần 4 tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ; phần 5 phòng Tôn vinh.

 

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên


 
  • Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ - công trình tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Tọa lạc trên đồi F, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, công trình Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ được khởi công vào ngày 13/3/2021 (kỷ niệm 67 năm ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ). Sau hơn 1 năm thi công thực hiện, công trình đã cơ bản hoàn thành và dự kiến được khánh thành vào sáng ngày 18/5/2022
Công trình Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ có tổng mức đầu tư là 105 tỉ đồng, được đầu tư từ 2 nguồn vốn là vốn tài trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (90 tỉ đồng) và vốn ngân sách địa phương.
Công trình gồm các hạng mục chính: Đền thờ chính, nhà Tiền tế, các nhà Tả vu, Hữu vu, nhà dịch vụ. Trong đó, Đền thờ chính có kết cấu công trình sử dụng bê tông cốt thép đổ toàn khối, kết hợp hệ kết cấu gỗ theo kiến trúc truyền thống, mái lợp ngói, nền nhà và bậc lát đá granit. Diện tích xây dựng công trình 303 m2. Ngoài ra còn có các hạng mục phụ trợ gồm: cổng vào, sân dẫn nhập, hệ thống đường dẫn, sân tĩnh tâm và hồ tĩnh tâm, sân Đền; hệ thống cây xanh, cảnh quan, thiết bị và các hạng mục phụ trợ đồng bộ, hoàn chỉnh. Trong đó, cổng vào được thiết kế bằng hệ trụ biểu gồm 4 cột trụ bê tông cốt thép ốp đá, hoa văn cách điệu từ họa tiết hoa hồi; hệ thống đường dẫn, sân Đền được lát đá granit.

 

Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ
 
  • Dự án nâng cấp và mở rộng sân bay Điện Biên Phủ:

Dự án mở rộng sân bay Điện Biên có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, gồm thi công kéo dài đường cất hạ cánh và nâng công suất nhà ga hành khách.
Trước đó, sáng 2/12, chuyến bay từ Hà Nội bằng máy bay A321 của Vietnam Airlines đã đáp xuống đường băng mới của sân bay Điện Biên, đánh dấu lần đầu tiên sân bay này đón được máy bay cỡ lớn.
Cùng ngày, máy bay A320 của VietJet cất cánh từ TPHCM cũng hạ cánh tại sân bay Điện Biên với 147 hành khách.
Ngoài ra, dự án còn bao gồm 4 vị trí đỗ máy bay, trong đó 3 vị trí đỗ dành cho máy bay A320/A321 và 1 vị trí dành cho ATR-72; hệ thống đèn đạt tiêu chuẩn CAT I theo quy định của ICAO.
Ngày 24/12/2023, Cảng hàng không Điện Biên chính thức được được khánh thành đưa vào khai thác. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên cũng như cả vùng Tây Bắc.

 

 
  • Dự án xây cầu Thanh Bình (Cầu cũ được xây năm 1994)

Cầu Thanh Bình khởi công xây dựng từ ngày 13/3/2023 với tổng mức đầu tư (sau thuế) là 100 tỷ đồng. Cầu có chiều dài gần 94m, rộng 33m đảm bảo cho 4 làn cho xe chạy và đồng bộ với quy mô của đường Trần Đăng Ninh. Cầu được thông xe kỹ thuật ngày 01/11/2023 và khánh thành vào ngày 10/12/2023.
Cầu được bố trí tạo hình kiến trúc bằng ba vòm thép kiểu tiết diện hộp rỗng kín, chiều dài mỗi nhịp vòm 30 mét. Vào ban đêm cầu được chiếu sáng bằng đèn hắt sáng màu có thể đổi màu tùy ý.
Cầu được bố trí tạo hình kiến trúc bằng 3 vòm thép kiểu tiết diện hộp rỗng kín, chiều dài mỗi nhịp vòm 30m. Điểm nhấn của thiết kế cầu Thanh Bình là trên các vòm cầu có hình ảnh biểu trưng của hai dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên là dân tộc Thái và dân tộc Mông.
Cụ thể, tại vòm cầu chính giữa trung tâm cầu được thiết kế hình ảnh cọn nước đường kính rộng 9m; tại hai vòm thép hai đầu cầu thiết kế hình ảnh chiếc khèn, nhạc cụ có ý nghĩa rất quan trọng, gắn bó chặt chẽ trong đời sống, văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Vào ban đêm cầu được chiếu sáng bằng đèn hắt sáng màu có thể đổi màu.

 

Cầu Thanh Bình bắc qua sông Nậm Rốm - TP Điện Biên Phủ

 
  • Dự án Chợ Du lịch Mường Thanh

Dự án Chợ du lịch Mường Thanh - Điện Biên được xây dựng trên diện tích 1,8ha, quy mô tiêu chuẩn chợ hạng I đầu tiên tại tỉnh Điện Biên. Dự án gồm các hạng mục: Khu chợ chính với thiết kế 4 mặt tiền, bên ngoài là các ki-ốt 3 tầng, bên trong là các ki-ốt 1,5 tầng và khu mua sắm tập trung. Đối diện khu chợ là 20 căn nhà thương mại dịch vụ thiết kế 5 tầng sang trọng. Dọc theo dòng sông Nậm Rốm là khu phố đi bộ chợ đêm Mường Thanh được định hướng là điểm vui chơi 24/7 đầu tiên tại Điện Biên.
Dự án Chợ và Thương mại dịch vụ Mường Thanh (gọi tắt Dự án) do Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng NQT Quảng Ninh là nhà đầu tư, được khởi công xây dựng từ giữa tháng 9/2022 và dự kiến hoàn thành trong quý IV/2023. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa hoàn tất khâu giải phóng mặt bằng nên chủ đầu tư không thể thi công dự án. Dự án chậm tiến độ và gần như không có khả năng về đích như cam kết.
Nguyên nhân chậm trễ do một số hộ dân xây dựng nhà và các công trình phụ trợ trên diện tích đất không đủ điều kiện bồi thường đất ở, không có biên bản ngăn chặn xây dựng của UBND phường Mường Thanh. Quỹ đất bố trí tái định cư cho các hộ đủ điều kiện lại thuộc phạm vi dự án Khu đô thị Mường Thanh A. Bởi trước đây dự án Chợ và Thương mại dịch vụ Mường Thanh nằm trong dự án Khu đô thị Mường Thanh A (hiện nay tách riêng 2 dự án). Ðể thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, vừa qua UBND tỉnh mới có quyết định thu hồi dự án cũ và thực hiện lại trình tự cơ sở pháp lý của dự án mới. Bên cạnh đó, hiện nay Dự án đang gặp vướng mắc liên quan đến hơn 2.000m2 trước đây đã bồi thường, bàn giao theo dự án cũ, nhưng do công tác quản lý chưa chặt chẽ để người dân tái chiếm sử dụng.
Tổng mức đầu tư dự án hơn 193 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án trong 2 năm. Trong đó, năm đầu tiên ưu tiên xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao thông. Ðặc biệt ưu tiên phần hạ tầng kỹ thuật, giao thông khu vực chợ (dự kiến quý III/2022) có thể triển khai xây dựng hạng mục chợ để sớm ổn định việc kinh doanh, buôn bán và đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án. Trong quý IV/2022, triển khai thi công đào, đắp, san nền, xây dựng hạng mục chợ. Trong năm thứ hai, tiếp tục đầu tư và hoàn thành hạng mục chợ; đầu tư xây dựng hạng mục cây xanh, quảng trường và hạng mục thương mại, dịch vụ để hoàn thiện đưa vào khai thác. Trong đó, từ quý I đến quý III đầu tư xây dựng hạng mục hạ tầng kỹ thuật, giao thông và cây xanh, quảng trường... Từ quý IV/2023 đưa công trình vào hoạt động, khai thác vận hành.

 

Mô hình Chợ Du lịch Mường Thanh

 
  • Dự án Vincom Shophouse Điện Biên

Tại Điện Biên, dự án Vincom Shophouse mang một ý nghĩa quan trọng khi góp phần thay đổi diện mạo của thành phố đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Dự án Vincom Shophouse Điện Biên gồm 41 căn Shophouse kinh doanh với thiết kế 4 tầng, có thể vừa kinh doanh buôn bán ở tầng 1, vừa có thể ở như một căn nhà phố mà vẫn tận hưởng hệ thống dịch vụ tiện ích đẳng cấp của toàn dự án.
  • Tên dự án: Vincom Shophouse Điện Biên
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Vingroup.
Liên kết vùng từ Vincom Shophouse Điện Biên:
  • Cách UBND tỉnh chỉ 2 phút di chuyển
  • Cách Sân bay Điện Biên 6 phút
  • Cách Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ 4 phút
  • 1 phút để đi tới Quảng trường 7/5
  • 3 phút tới Sân vận động tỉnh
  • 7 phút tới Bệnh viện tỉnh Điện Biên
Vị trí này kết nối với các địa điểm quan trọng của thành phố như Ủy ban nhân dân tỉnh (chỉ cách 200m), sân vận động tỉnh (500m), bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ (800m), sân bay (2km).
dự án Vincom Điện Biên sở hữu hàng loạt những tiện ích hiện đại, mang tới những trải nghiệm mới mẻ cho cư dân.
Ngay tại nội khu dư án, cư dân có thể được đáp ứng mọi nhu cầu với:
  • Trung tâm thương mại Vincom đẳng cấp
  • Các cửa hàng thời trang, mua sắm
  • Khu ẩm thực, cà phê đa dạng
  • Siêu thị tiêu dùng tiện lợi Vinmart
  • Rạp chiếu phim
  • Khu vui chơi cho trẻ em – Game

Hình ảnh Vinhome shophouse tại TP Điện Biên Phủ

 
  • Dự án xây dựng tuyến giao thông TP Điện Biên Phủ - xã Mường Phăng

Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 279B (tuyến đường Nà Tấu – Mường Phăng) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào giữa năm 2015, có chiều dài 10,5km với tổng kinh phí đầu tư gần 400 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện từ năm 2017 – 2022 do Ban Bảo trì đường bộ, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư. Điểm đầu của tuyến là ở đường giao nhau với Quốc lộ 279 từ Km54+300 thuộc xã Nà Tấu; điểm cuối là tại Khu di tích sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thuộc xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.

Dự án Đường Bệnh viện tỉnh Ðiện Biên-Tà Lèng có tổng chiều dài 4,348 km, tổng mức đầu tư hơn 161,9 tỷ đồng, do Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ làm chủ đầu tư.
Sửa chữa Dự án đường trăm tỉ "Bệnh viện - Tà Lèng" tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên bị xuống cấp nghiêm trọng sẽ được sửa chữa trước dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đây là dự án đảm bảo giao thông có tổng mức đầu tư hơn 10 tỉ đồng và đang trong giai đoạn tổ chức đấu thầu. Dự án gồm các hạng mục sửa chữa mặt đường và hệ thống thoát nước đoạn từ Đường 7 tháng 5 đến trụ sở UBND xã Tà Lèng.
Dự án Đường Tà Lèng - Mường Phăng do UBND tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư (Ban thực hiện Dự án du lịch tỉnh được ủy quyền đại diện chủ đầu tư). Dự án có quy mô đường giao thông cấp V miền núi, tổng chiều dài 17,469km; xây dựng mới 2 điểm dừng chân và cải tạo, nâng cấp Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng. Dự án đi qua địa phận 3 xã: Tà Lèng (nay là xã Thanh Minh), Pá Khoang và Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) với tổng mức đầu tư hơn 167,3 tỷ đồng (trong đó, giá trị hợp đồng xây lắp 105,5 tỷ đồng), sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và vốn đối ứng ngân sách tỉnh. Mục tiêu của dự án nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và hỗ trợ phát triển du lịch; khai thác thế mạnh đặc thù của khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ…

 
  • Dự án đường 60 mét – Đường 7/5
Dự án Bổ sung đoạn tuyến đường nối từ đường Võ Nguyên Giáp đến khu tái định cư (TĐC) Noong Bua, phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ (gọi tắt là Dự án đường 60m) là dự án quan trọng, giải quyết nhu cầu bức thiết về giao thông trên địa bàn.
Dự án có tổng mức đầu tư 410 tỷ đồng, được bổ sung từ tháng 12/2015. UBND TP. Điện Biên Phủ là đơn vị được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư; trực tiếp tổ chức, quản lý thực hiện Dự án. Với quy mô xây dựng mới, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Nền, mặt đường, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và an toàn giao thông... Phù hợp với quy hoạch xây dựng TP. Điện Biên Phủ.
Dự án này có tổng mức đầu tư 410 tỉ đồng. Trong đó nguồn vốn từ chương trình tái định cư Thủy điện Sơn La là 294 tỉ và vốn từ ngân sách địa phương là 116 tỉ.
Toàn tuyến có chiều dài là 1,58km, trong đó trục chính dài hơn 1,4km, nền đường rộng 60m; tuyến nhánh dài gần 185m rộng 20,5m. Tổng diện tích thu hồi đất thi công theo quy hoạch là 10,81ha với 289 thửa đất các loại; tổng số 196 hộ bị thu hồi đất; tiền bồi thường, hỗ trợ đất đai, tài sản toàn dự án trên 122,2 tỷ đồng. Dự án đường 60m được triển khai nhằm mục đích kết nối trung tâm hành chính TP. Điện Biên Phủ với trung tâm hành chính tỉnh Điện Biên, khu TĐC Noong Bua và các vùng lân cận, hình thành mạng lưới giao thông trong khu vực theo định hướng quy hoạch chung xây dựng TP. Điện Biên Phủ và quy hoạch khu đô thị mới phía Đông thành phố, góp phần ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân TĐC Thủy điện Sơn La trên địa bàn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Dự án đường 60m tại TP. Điện Biên Phủ được triển khai từ năm 2016 vừa cơ bản hoàn thành vào tháng 12/2021

 

Con đường rộng 60 mét nối từ khu Tái định cư Noong Bua ra trục đường chính TP Điện Biên Phủ

 
  • Dự án cáp treo Tà Lèng – Mường Phăng – đỉnh Pú Tó Cọ

Đơn vị thực hiện: Sun group
Cáp treo Điện Biên Phủ được xây dựng tại khu đất nghiên cứu lập quy hoạch nằm trên địa phận xã Pá Khoang, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) và xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) với tổng diện tích 318,33ha. Trong đó, khu 1 có diện tích 302,73ha được phân thành các khu vực dựa theo chức năng phát triển như: Khu công trình công cộng - thương mại dịch vụ, khu ga đi cáp treo, khu ở - lưu trú, khu làng bản hiện trạng, khu công viên văn hóa - công viên chuyên đề... Khu vực 2 có diện tích 5,89ha là ga đến của cáp treo, bao gồm nhà ga đến và các công trình du lịch; dự kiến sẽ khảo sát, mở rộng với diện tích 16ha. Còn lại, khu vực 3 là tuyến cáp treo và hành lang an toàn tuyến cáp có diện tích 9,71ha.
Tập đoàn Sun Group ký cam kết và xác định đầu tư xây dựng tuyến cáp treo tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, nhưng do vướng mắc cơ chế, mặt bằng, nên chưa thực hiện được.
Tình trạng: Chưa triển khai

 
  • Dự án đường cao tốc Sơn La - Điện Biên - cửa khẩu Tây Trang:


UBND tỉnh Điện Biên vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Điện Biên - cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1 theo hình thức BTL với tổng vốn đầu tư dự án khoảng 9.246 tỷ đồng. Dự án cao tốc Điện Biên - cửa khẩu Tây Trang dự kiến thực hiện từ năm 2024 đến năm 2026, hoàn thành năm 2027, với sơ bộ tổng vốn đầu tư dự án khoảng 9.246 tỷ đồng.
Được biết, giai đoạn 1 của Dự án sẽ đầu tư xây dựng tuyến từ TP. Điện Biên phủ đi nút giao Km15+800 địa phận xã Búng Lao, huyện Mường Ảng với tổng chiều dài 50km. Đường xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-2012, với quy mô đường cấp III miền núi, có mặt cắt ngang 2 làn xe, bề rộng nền đường 9m, trong đó trên tuyến dự kiến có 2 vị trí xây dựng hầm xuyên núi.
Theo đó, tổng mức đầu tư Dự án dự kiến là 9.246 tỉ đồng, trong đó phần vốn ngân sách Nhà nước là 4.620 tỉ đồng, chiếm 49,96%; phần vốn nhà đầu tư tham gia là 4.627 tỉ đồng chiếm 50,04% tổng vốn đầu tư dự án.
Để thực hiện dự án này, tỉnh Điện Biên cũng sẽ phải đầu tư khoảng trên 500 tỉ đồng từ ngân sách địa phương để thực hiện giải phóng mặt bằng.
Dự án xây dựng đường cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang (giai đoạn 1) có điểm đầu tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; điểm cuối tại nút giao Km15+800, Quốc lộ 279), xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên với tổng chiều dài tuyến khoảng 44km.
Theo quy hoạch, tuyến đường có quy mô 4 làn xe trên toàn tuyến, tốc độ thiết kế 80km/h, có chiều rộng nền đường 22m. Tuy nhiên, để việc đầu tư đạt hiệu quả, đảm bảo đáp ứng phù hợp với nhu cầu thực tế và nguồn lực đầu tư, UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị phân kỳ đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 với chiều rộng nền đường 14,5m, chiều rộng mặt đường 11m, gồm 2 làn xe cơ giới.

 

(Đỗ Ngọc Hoan - Hoàng Nam Travel tại tỉnh Điện Biên tổng hợp)

 

 

 

 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ